Tin Hot

[BAOMOI.COM] Không gian văn hóa Nhật Bản tại 'Công viên Hữu nghị Việt - Nhật' trên sông Tô Lịch có gì đặc biệt? [TRUYỀN HÌNH QUỐC HỘI] "Hồi sinh" sông Tô Lịch thành công viên văn hóa, lịch sử, tâm linh liệu có khả thi? [BÁO NGUOIDUATIN.VN] Clip: Mô phỏng cụm bảo tàng di tích lịch sử lớn nhất Việt Nam [BÁO SOHA.VN] Phối cảnh ấn tượng của Công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh trên dòng sông Tô Lịch [BÁO TRI THỨC TRẺ] Phối cảnh ấn tượng của Công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh trên dòng sông Tô Lịch [BÁO MỚI] Phối cảnh ấn tượng của Công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh trên dòng sông Tô Lịch [BÁO DANTRI.COM.VN] Công viên trên dòng sông Tô Lịch ấn tượng như thế nào? [BÁO DANTRI.COM.VN] Xem phối cảnh 3D mới nhất về ý tưởng biến sông Tô Lịch thành công viên [BÁO DANTRI.COM.VN] Biến sông Tô Lịch thành công viên: Làm nghiêm túc, không phải vẽ cho vui! [BÁO DANTRI.COM.VN] Đề xuất biến sông Tô Lịch thành công viên đoạt giải vì tình yêu Hà Nội [BÁO GIAODUCTHOIDAI.VN] Biến sông Tô Lịch thành công viên là đề xuất nghiêm túc [BÁO ANNINHTHUDO.VN] Ý tưởng xây hệ thống hầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm sông Tô Lịch nhận Giải thưởng Bùi Xuân Phái [BÁO CONGLUAN.VN] Chủ tịch JVE Group: Biến sông Tô Lịch thành công viên không phải chuyện viển vông! [BÁO NGUOIDUATIN.VN] Có thể cải tạo sông Tô Lịch thành công viên lịch sử, văn hoá, tâm linh? [BÁO DIENTUNGAYNAY.VN] Chủ tịch Nguyễn Tuấn Anh: Nhân dân và du khách sẽ hiểu về lịch sử Việt Nam qua hình ảnh trực quan trên sông Tô Lịch

[BÁO DÂN TRÍ] Đề xuất dự án "cao tốc ngầm" chạy dọc sông Tô Lịch


Dự án hầm chống ngập "khổng lồ" kết hợp cao tốc ngầm chống ùn tắc chạy dọc sông Tô Lịch là dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ từ phía Nhật Bản, không phải dự án BOT, nên người dân được dùng miễn phí.

 

Link bài viết:  https://dantri.com.vn/xa-hoi/de-xuat-du-an-cao-toc-ngam-chay-doc-song-to-lich-20210219221658922.htm


Với mong muốn giải quyết 3 vấn đề dân sinh của Thủ đô Hà Nội, bao gồm: Ô nhiễm môi trường nước, ùn tắc giao thông nội đô xảy ra hàng ngày và úng ngập khi mưa bão, JVE Group (đơn vị từng thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản và khử mùi bãi rác Nam Sơn) và Tổng thầu Nhật Bản vừa đề xuất lập quy hoạch hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm chống ùn tắc chạy dọc sông Tô Lịch.

Dự án nếu được chấp thuận dự kiến sẽ xây dựng trong 5 năm, kết hợp với tổng thầu xây dựng lớn nhất Nhật Bản. Mục tiêu nhằm giảm hiện tượng úng ngập khi trời mưa và chống ùn tắc dọc tuyến đường sông Tô Lịch.

Cao tốc ngầm chạy dọc sông Tô Lịch

 


Hình ảnh toàn tuyến cao tốc ngầm dọc "Công viên Tô Lịch".

 

Theo thông tin thống kê, tính đến năm 2020 thành phố vẫn còn tồn tại 26 điểm ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Để giải quyết tận gốc tình trạng này, đơn vị này đã đề xuất xây dựng hệ thống "cao tốc ngầm" ở dưới đường Láng.



Phối cảnh tốc độ tối đa cho phép.

Cao tốc ngầm được thiết kế theo tiêu chuẩn Nhật Bản với 2 tầng độc lập dành cho 2 chiều xe chạy. Tầng trên bố trí chiều xe chạy theo hướng đường Vành đai 3 - Võ Chí Công - sân bay Nội Bài. Tầng dưới bố trí chiều xe chạy theo hướng đường Võ Chí Công - đường Vành Đai 3 - Linh Đàm. Mỗi tầng được thiết kế với 3 làn xe, trong đó 2 làn di chuyển chính với tốc độ tối đa cho phép là 80 và 60km/h và 1 làn dừng xe khẩn cấp. Giúp giảm tải lưu lượng xe ô tô lưu thông ở trên tuyến đường để giảm ùn tắc.



Hệ thống camera quan sát, khi phát hiện ra sự cố cháy nổ...

 


sẽ kích hoạt hệ thống chữa cháy tự động.

Hạ tầng đường cao tốc ngầm bố trí đầy đủ hệ thống kỹ thuật thông gió, chiếu sáng, hệ thống cảnh báo cháy-chữa cháy, hệ thống cảnh báo nguy hiểm và lối thoát hiểm, cũng như hệ thống biển báo hiệu cung cấp đầy đủ thông tin đến các phương tiện lưu thông trên tuyến theo tiêu chuẩn hiện hành.

Giải pháp đường hầm ngầm chống ngập úng

 


Mô phỏng nước trên số Tô Lịch khi có mưa bão dẫn đến nước dâng cao.



Sau đó nước tiếp tục chảy vào máng thu dọc sông Tô Lịch...

 


... rồi chảy vào giếng thu khổng lồ.

 


Nước tiếp tục chảy vào hầm ngầm thoát nước.

Theo thông tin thống kê, tính đến năm 2020 vẫn còn tồn tại 12 điểm đen úng ngập úng trên địa bàn TP Hà Nội. Nếu chỉ phụ thuộc vào việc tiêu thoát nước của sông Tô Lịch như hiện tại thì khó có thể giải quyết triệt để được vấn đề úng ngập của Thủ đô.

Theo đề xuất, hệ thống chống ngập "khổng lồ" bao gồm các giếng thu nước, hầm ngầm thoát nước (đặt phía dưới tầng cao tốc ngầm) và bể điều áp khổng lồ, góp phần giải quyết tận gốc vấn đề ngập úng trong khu vực nội đô. Bao gồm các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Cầu Giấy, một phần quận Tây Hồ, một phần huyện Thanh Trì, với tổng diện tích lưu vực là 77,5km2.



Mặt cắt ngang hệ thống hầm ngầm khổng lồ chống ngập kết hợp cao tốc ngầm chống ùn tắc nội đô đầu tiên của Hà Nội dọc "Công viên Tô Lịch".

Hai hệ thống trên được bố trí trong một đường hầm "khổng lồ" có đường kính 16,8m chạy dài khoảng 11,65km dọc "Công viên Tô Lịch" và được thi công bởi máy đào hầm TBM. Dự kiến độ sâu trên 30m và không ảnh hưởng đến kết cấu công trình, dòng chảy hiện có. 



Mô hình "2 trong 1" thu nước từ trên sông vào máng thu dọc một bên sông, rồi chảy qua giếng thu xuống hầm ngầm và kết hợp cao tốc ngầm.

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch JVE Group cho biết: "Thời gian tới, sau khi có sự chấp thuận về chủ trương của các cấp lãnh đạo thành phố, chúng tôi sẽ xúc tiến các thủ tục liên quan để triển khai dự án tài trợ miễn phí lập quy hoạch này theo đúng quy định của pháp luật. Do sử dụng nguồn vốn viện trợ từ phía Nhật Bản nên dự án này không phải dự án BOT, vì vậy chúng tôi đề xuất không tổ chức thu phí cao tốc ngầm mà người dân sẽ được sử dụng miễn phí khi đi qua cao tốc ngầm nội đô đặc biệt này".

Trước đó, đơn vị trên đã từng đề xuất "Giải pháp tổng thể" cải tạo toàn bộ sông Tô Lịch bằng đề án "Công viên Lịch sử-Văn hóa-Tâm linh Tô Lịch".



← Bài trước Bài sau →

PAGETOP