Tin Hot

[BAOMOI.COM] Không gian văn hóa Nhật Bản tại 'Công viên Hữu nghị Việt - Nhật' trên sông Tô Lịch có gì đặc biệt? [TRUYỀN HÌNH QUỐC HỘI] "Hồi sinh" sông Tô Lịch thành công viên văn hóa, lịch sử, tâm linh liệu có khả thi? [BÁO NGUOIDUATIN.VN] Clip: Mô phỏng cụm bảo tàng di tích lịch sử lớn nhất Việt Nam [BÁO SOHA.VN] Phối cảnh ấn tượng của Công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh trên dòng sông Tô Lịch [BÁO TRI THỨC TRẺ] Phối cảnh ấn tượng của Công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh trên dòng sông Tô Lịch [BÁO MỚI] Phối cảnh ấn tượng của Công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh trên dòng sông Tô Lịch [BÁO DANTRI.COM.VN] Công viên trên dòng sông Tô Lịch ấn tượng như thế nào? [BÁO DANTRI.COM.VN] Xem phối cảnh 3D mới nhất về ý tưởng biến sông Tô Lịch thành công viên [BÁO DANTRI.COM.VN] Biến sông Tô Lịch thành công viên: Làm nghiêm túc, không phải vẽ cho vui! [BÁO DANTRI.COM.VN] Đề xuất biến sông Tô Lịch thành công viên đoạt giải vì tình yêu Hà Nội [BÁO GIAODUCTHOIDAI.VN] Biến sông Tô Lịch thành công viên là đề xuất nghiêm túc [BÁO ANNINHTHUDO.VN] Ý tưởng xây hệ thống hầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm sông Tô Lịch nhận Giải thưởng Bùi Xuân Phái [BÁO CONGLUAN.VN] Chủ tịch JVE Group: Biến sông Tô Lịch thành công viên không phải chuyện viển vông! [BÁO NGUOIDUATIN.VN] Có thể cải tạo sông Tô Lịch thành công viên lịch sử, văn hoá, tâm linh? [BÁO DIENTUNGAYNAY.VN] Chủ tịch Nguyễn Tuấn Anh: Nhân dân và du khách sẽ hiểu về lịch sử Việt Nam qua hình ảnh trực quan trên sông Tô Lịch

[BÁO GIADINHONLINE.VN] Ý tưởng biến sông Tô Lịch thành công viên lịch sử, văn hóa

Đề xuất dự án cải tạo sông Tô Lịch thành công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh của JVE Group đoạt Giải Vì tình Yêu Hà Nội năm 2021

 

Link báo: https://giadinhonline.vn/y-tuong-bien-song-to-lich-thanh-cong-vien-lich-su-van-hoa-d175579.html

 

Sông Tô Lịch xưa thơ mộng, nước đầy ắp, nhiều bến cảng, thuyền mành chen vai sát cánh, và trong sách sử còn ghi Nhà Vua Lý Thái Tổ đã từng đi thuyền, vãn cảnh trên chính dòng sông này.

Đến năm 1889, người Pháp lấp một phần sông Tô Lịch để quy hoạch phố phường, và cũng từ đó, con sông này không còn nhận được nước lưu thông với sông Hồng để đổ về hạ nguồn mà ngày đêm bị bức tử bằng nguồn nước thải khổng lồ trong khu vực nội thành Hà Nội đổ vào.

 

1 số hình ảnh dự án biến sông Tô Lịch thành công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh

 

 

 

Hình ảnh nước trong xanh, thơ mộng và là nơi tham quan, vãn cảnh của người dân khi sông Tô Lịch thành công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh

 

Năm 2019, JVE Group và đoàn chuyên gia Nhật Bản đã thực hiện cải tạo, xử lý ô nhiễm miễn phí một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano - Bioreactor của Nhật Bản. Việc thực hiện thí điểm này đã đạt được nhiều kết quả tích cực đáng ghi nhận.

Tiếp tục những kết quả đạt được, ngày 16/9/2020 JVE Group đã gửi công văn báo cáo tới Thành ủy, UBND TP Hà Nội về việc đề xuất Giải pháp tổng thể cải tạo sông Tô Lịch trở thành “Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh” bằng nguồn vốn từ Nhật Bản.

ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch JVE Group (Thứ 2 từ bên phải) nhận Giải Ý tưởng - Vì tình yêu Hà Nội

 

Dự án này, mục đích, ý nghĩa rất nhân văn và được thể hiện ở tên gọi là cải tạo dòng sông chết vì ô nhiễm trở thành công viên, thành nơi tham quan vãn cảnh.

Với ý tưởng rất nhân văn này của JVE Group, đã nhận được nhiều sự kỳ vọng của người dân cả nước, đặc biệt là người dân Thủ đô. Và mới đây, vào chiều 28/10, tại Hà Nội, Ban tổ chức Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội chính thức công bố kết quả giải thưởng lần thứ 14 năm 2021.

Giải thưởng Vì tình yêu Hà Nội do báo Thể thao & Văn hóa (TTXVN) và gia đình cố họa sĩ Bùi Xuân Phái thành lập từ năm 2008, nhằm trao cho các tác giả, tác phẩm, ý tưởng, việc làm có giá trị khoa học, nghệ thuật cao, thấm đượm tình yêu Hà Nội.

Hội đồng giám khảo do nhà thơ Bằng Việt, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn hóa nghệ thuật Hà Nội làm Chủ tịch, cùng các thành viên: Nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Nhà sử học Dương Trung Quốc, Phó Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam, Nhà báo Ngô Hà Thái, nguyên Phó Tổng giám đốc TTXVN, KTS Hoàng Đạo Kính và Nhà báo Lê Xuân Thành - Tổng biên tập báo Thể thao & Văn hóa.

Trải qua 13 mùa giải, đã có những tên tuổi sau được nhận Giải thưởng Lớn: Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc (2009), nhà văn Tô Hoài (2010), Giáo sư Phan Huy Lê (2011), nghệ sĩ guitar Văn Vượng (2012), nhà nhiếp ảnh Quang Phùng (2013), nhà nghiên cứu Vũ Tuân Sán (2014), nhà nghiên cứu Giang Quân (2015), nhà nhiếp ảnh Lê Vượng (2016), nhà nghiên cứu Hữu Ngọc (2017), nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Đạm (2018), nhà nghiên cứu Nguyễn Thừa Hỷ (2019), và gần đây nhất, năm 2020 là nhạc sĩ Phú Quang. Rất nhiều những cái tên trong danh sách Giải thưởng Lớn đã hoặc hy vọng tới đây sẽ trở thành Công dân Thủ đô Ưu tú.

Điều đặc biệt ở mùa giải năm nay là Giải "Ý tưởng - Vì tình yêu Hà Nội" được trao cho hai đề cử bằng phiếu: Đó là "Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng" do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội nghiên cứu, xây dựng với sự chỉ đạo của TP Hà Nội và sự phối hợp với các ban ngành liên quan và đề xuất "Xây dựng hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm và cải tạo sông Tô Lịch thành công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh" do JVE Group và đối tác Nhật Bản đề xuất lập quy hoạch.

Với giải pháp căn cơ là giải quyết tận gốc tình trạng ô nhiễm, xây dựng một hệ thống hạ tầng chống ngập khổng lồ gắn với đường cao tốc ngầm, biến toàn bộ không gian kéo dài 15km của sông thành một công viên văn hóa đặc biệt để phục vụ cộng đồng, đó là giấc mơ lớn cho cả Hà Nội thay vì riêng con sông Tô Lịch.

Theo kế hoạch, các hệ thống trên được bố trí trong một đường hầm khổng lồ đường kính gần 17 mét, chạy dài khoảng 12 km dọc sông Tô Lịch và được thi công bởi máy đào hầm TBM hiện đại nhất hiện nay từ Nhật Bản. Đặc biệt, để không ảnh hưởng tới dòng chảy hiện có, cũng như không phạm vào khu vực lòng sông, hệ thống đường ngầm đặc biệt này sẽ được đặt ngầm ở phía dưới các trục đường nhựa hiện có bên cạnh sông Tô Lịch.

 

Video phối cảnh 3D Công viên Tô Lịch

Và, khi giải quyết được các vấn đề về úng ngập, ách tắc giao thông, trục sông Tô Lịch sẽ được cải tạo để trở thành một không gian văn hóa - du lịch đặc thù, giống như Cheonggyecheon giữa lòng thủ đô Seoul (Hàn Quốc) nhưng lại mang đậm bản sắc văn hóa nghìn năm Thăng Long - Hà Nội.

← Bài trước Bài sau →

PAGETOP